Trong hoàn cảnh có người đột nhập vào nhà dù với bất ý định như trộm, cướp, xâm phạm tính mạng, hành vi khác gây thiệt hại thì chủ nhà toàn toàn có quyền tự vệ, chống trả tương thích với mối nguy hiểm kẻ đột nhập mang lại mới được xem là phòng vệ chính đáng.
Tại Điều 22 bộ luật Hình sự xác định: “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Để đánh giá một hành động tự vệ của chủ nhà có cần thiết hay không là một vấn đề pháp lý rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, về điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi, cường độ của mối nguy hiểm và đặc biết dễ mắc sai sót trong quá trình điều tra, truy tố xét xử do còn phụ thuộc tâm lý, nhận thức của người tiến hành tố tụng.
Điều đó có thể dẫn đến việc kẻ đột nhập chưa phạm tội nhưng người tấn công kẻ đột nhập lại phạm tội vì hành vi chống trả quá mức cần thiết.
Để tranh những rắc rối pháp lý với bản thân khi có người đột nhập cách thức tốt nhất người dân nên giữ bình tính, quan sát phán đoán tình hình ưu tiên lựa chọn giải pháp thoát ra khỏi tầm khống chế của kẻ đột nhập. Trường hợp không thoát được tầm nguy hiểm thì nên im lặng coi như không biết sự việc, để đảm bảo an toàn cho tính mạng sức khỏe.
Tâm lý tội phạm đã khẳng định đa số kẻ đột nhập chỉ nhằm mục đích trộm cắp tài sản, hành vi tấn công chủ nhà chỉ xảy ra khi đối tượng bị phát hiện, chủ nhà có hành vi tấn công. Vì thế, chỉ nên chống trả, khống chế và bắt kẻ trộm khi thấy mình đủ khả năng, nhưng cũng phải trong giới hạn cần thiết. Khi bắt, khống chế được kẻ trộm phải báo ngay cho cơ quan chức năng, tuyệt đối không được hành hung, gây thương tích cho kẻ trộm vì luật không cho phép điều này; gọi điện báo cơ quan công an phường, quận ngay sau khi xảy ra sự việc hoặc đã ở vị trí an toàn.
Trên đây là những nội dung cơ bản và cách thức xử lý khôn ngoan khi trộm đột nhập vào nhà. Mọi thắc mắc và cần tư vấn xin liên hệ: Luật gia Nguyễn Gia Hải (0972085122)